vi-VNen-US

Sáng kiến, sáng chế

Sáng kiến, sáng chế mới
Từ khóa
  • Công nghệ Sponge-MBR do PGS.TS Bùi Xuân Thành, TS. Võ Thị Kim Quyên và các cộng sự tại trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM) đề xuất có khả năng lọc nước thải y tế hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng kháng sinh tồn dư có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
  • PGS.TS Trần Quang Vinh (trường Đại học Bách khoa Hà Nội) và các cộng sự đã nghiên cứu và phát triển thành công một hệ thống ứng dụng công nghệ Internet vạn vật để phát hiện và giám sát nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát pháp quy tại các cơ sở tái chế kim loại.
  • Các nhà khoa học tại Công ty cổ phần cốt sợi polyme FRP Việt Nam (Đại học Xây dựng Hà Nội) mới đưa ra một dòng sản phẩm bê tông cốt sợi thủy tinh nhẹ, cho phép nông dân có thể tự mình lắp ghép các ao nuôi tôm tròn tại bất kỳ vị trí thuận lợi nào trên mặt đất. Điều này sẽ giảm đáng kể chi phí đào ao và giúp việc xử lý, tái sử dụng nước thải nuôi tôm trở nên dễ dàng hơn.
  • Hệ thống do GS.TS Lê Minh Phương thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu điện tử công suất Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM nghiên cứu phát triển sẽ giúp các đơn vị cấp nước không chỉ giảm thiểu được công đoạn thu thập thủ công dữ liệu từng đồng hồ nước của các hộ gia đình, mà còn giúp giám sát vị trí từ xa, đồng thời cảnh báo tự động khi phát hiện hành động trộm nước.
  • Hệ thống do GS.TS Lê Minh Phương thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu điện tử công suất Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM nghiên cứu phát triển sẽ giúp các đơn vị cấp nước không chỉ giảm thiểu được công đoạn thu thập thủ công dữ liệu từng đồng hồ nước của các hộ gia đình, mà còn giúp giám sát vị trí từ xa, đồng thời cảnh báo tự động khi phát hiện hành động trộm nước.
  • Nhờ chiếc máy thu hoạch rau bán tự động của TS. Nguyễn Hữu Chúc (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), người nông dân có thể đi bộ thu hoạch thay vì khom lưng cắt rau trên những cánh đồng, mà năng suất vẫn tăng gấp 10-15 lần so với thu hoạch bằng tay.
  • Chiếc máy tách sợi của tác giả Bùi Khánh Dũng (công ty Musa Pacta) đã biến những thân cây chuối bị chặt bỏ sau thu hoạch - vốn được coi là chất thải gây ô nhiễm môi trường, trở thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm giá trị cao.
  • TS. Nguyễn Tuấn Minh (Viện Công nghệ Môi Trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công và chế tạo một trong những thiết bị làm sạch khí sinh học đầu tiên tại Việt Nam. Thiết bị này không chỉ góp phần xử lý khí thải mà còn giúp tạo ra nguồn khí sạch đủ tiêu chuẩn để đốt phát điện ở quy mô lớn.
  • Với thiết kế bàn lấy mẫu có khả năng dịch chuyển ngẫu nhiên thay vì cố định như trước đây tích hợp với công nghệ học máy, máy đo quang phổ tán xạ Raman do nhóm Nano quang tử y-sinh (NanoBioPhotonics - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu không những tăng được độ phân giải tín hiệu tán xạ lên gấp 3 lần so với trạng thái tĩnh, mà còn giúp mẫu đo không bị phá hủy hoặc cháy nổ.

    << < 1 2 3 4 5 > >>