vi-VNen-US

Công nghệ và thiết bị chào bán

Công nghệ và thiết bị chào bán

Công nghệ và thiết bị chào bán
Nhãn hiệu hàng hoá "Ném Tam Giang" cho sản phẩm ném ở Quảng Lợi, huyện Quảng Điền 987
Giá tham khảo:
Nhà cung ứng:
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

Thông tin chung

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÔNG NGHỆ/THIẾT BỊ 

- Tên công nghệ (Quy trình/thiết bị/ sản phẩm): Nhãn hiệu hàng hoá "Ném Tam Giang" cho sản phẩm ném ở Quảng Lợi, huyện Quảng Điền 

- Công nghệ thuộc lĩnh vực: nông nghiệp

- Công nghệ thuộc nhóm đối tượng nào trong Luật Chuyển giao công nghệ: Khuyến khích chuyển giao 

- Xuất xứ công nghệ: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế

- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn của công nghệ: 

- Mô tả chi tiết về Công nghệ/Quy trình công nghệ:

I. Thời vụ:

Mùa vụ thích hợp cho cây Ném là trồng vào tháng 9 – 10 (đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1 – 2 (khoảng 3 – 4 tháng sau trồng) và thu họach củ vào tháng 3 – 5 (6 – 7 tháng sau trồng).

II. Làm đất và kỹ thuật trồng:

Đất trồng Ném nên chọn những loại đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Cây ném không kén đất nên có thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển.

Độ pH thích hợp 6,0- 6,5, nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.

Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng ném nên tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước. Giai đoạn này bón 40kg vôi bột/sào

Đất trồng ném phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,3 – 0,5m và độ cao luống là 20 – 25 cm. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân.

Mỗi luống trồng 5 – 6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng 20 – 25 cm

Ném giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần 500 kg củ giống (25kg/sào)

Khoảng cách trồng mỗi củ 5 – 8 cm, độ sâu lấp củ từ 3 – 4 cm

Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, mặt dày khoảng 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…

III. Phân bón và cách bón phân cho cây ném:

Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh nằm trong phân bằng cách ủ kín phân tươi với nấm Trichoderma trước khi sử dụng phân để trồng ít nhất 1 tháng. (Cách ủ: trải 1 lớp phân bò 20cm rải 1 lớp nấm trichoderma, tiếp tục cho đến khi đống phân cao tầm 1m. dùng bạt ủ kín (giai đoạn này không nên nén chặt đống phân, vì nén chặt phân rất lâu hoai). 20 ngày sau ủ, tiến hành đảo phân nếu thấy phân quá khô thì phải bổ sung thêm nước rồi dùng lá cây để che đống ủ. Trước khi bón 5 ngày, tiến hành đảo lại lần cuối.) Lưu ý: khi dùng nấm Trichoderma để ủ phân thì không nên trộn với vôi).

Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Có thể dùng các loại phân ngâm đúng kỹ thuật để tưới cho cây ném.

Cũng như cây hành và tỏi, ném không ưa phân tươi, cần coi trọng phân lân và ka li cũng như các loài cây lấy củ khác. Bón nhiều đạm quá bộ lá phát triển mạnh sẽ làm giảm độ lớn của củ, đồng thời dễ bị sâu bệnh gây hại.

IV. Chăm sóc:

Những hộ trồng ném bán lá, chủ động nước tưới nên trồng từ 20-30/8 Dương lịch.

Những hộ trồng đúng vụ, tiến hành trồng khi đất đủ ẩm, nếu đất khô phải tưới trước khi trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho củ ném nảy mầm.

Để giúp cây ném có bộ lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đồng thời giúp cây phát triển thuận lợi, chống chịu với các điều kiện bất lợi cho năng suất cao thì bên cạnh dùng các loại phân bón hóa học để bón thì nông dân trồng ném có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun định kỳ cho cây ném, tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây mà có thể phun lần 2 cách lần 1 từ 7 – 10 ngày.

Sau khi cây ném mọc mầm tiến hành kiểm tra đồng ruộng để dặm các chỗ trống nhằm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng.

Song song với công tác tưới nước, tỉa dặm, bón phân thì việc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại là rất cần thiết để giúp cho cây ném sinh trưởng phát triển thuận lợi. Việc làm cỏ phải tiến hành thường xuyên kết hợp với việc xới xáo phá váng để giúp cây ném phát triển tốt và phá bỏ nơi cư trú của các đối tượng sâu bệnh hại.

Cây ném vừa sử dụng lá vừa sử dụng củ nên việc phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời để bảo vệ bộ lá nhằm giải quyết vẻ đẹp bên ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên việc dùng thuốc BVTV để phòng trừ các đối tượng dịch hại phải đảm bảo theo quy trình đã được hướng dẫn, tránh tình trạng quá lạm dụng thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng.

V. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây hành tép thường bị các loài sâu bệnh sau:

1. Bệnh khô đầu lá

a. Triệu chứng:

Bệnh khô đầu lá hành là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với các vùng trồng hành, tỏi trong nước và trên toàn thế giới.

Bệnh phát sinh ở giai đoạn hình thành củ và kéo dài tới trước khi thu hoạch (từ tháng 11 đến tháng 12) làm giảm năng suất và chất lượng hành, tỏi.

Bệnh chỉ gây hại trên lá hành ở phần giữa của lá bánh tẻ, nám xâm nhập và lan rộng kéo dài theo thân lá tạo thành vết bầu dục, lúc đầu có màu xám tắng, sau 5 – 7 ngày gãy gục ở giã và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10 – 20 cm.

Trời ẩm, mưa phùn, bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen.

b. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đốm khô đầu lá do nấm Stemphylium botryosum W gây nên. Nấm gây bệnh thuộc họ Dematiaceae  bộ  Molilales, lớp nấm bất toàn Deuteromycets.

Do thời tiết âm u, sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 22- 250C là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh.

Mật độ trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, ruộng tưới nước quá ẩm là nguyên nhân để bệnh phát triển nặng hơn.

Các giống tỏi ta, hành tía, kiệu nhiễm bệnh nhẹ hơn các giống tỏi tàu và hành tây.

c. Phòng trừ:

Ở những chân đất độc canh trồng cây ném nên áp dụng biện pháp luân canh hoặc xử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng 15 – 20 ngày.

Chọn thời vụ trồng hành thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và hạn chế bệnh khô đầu lá.

Trồng đúng mật độ, khoảng cách: hàng cách hàng 20 – 25 cm, cây cách cây 8 – 10 cm.

Tưới nước theo phương châm “chân ẩm đầu khô”. Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.

Bón phân theo phương châm nặng đầu, nhẹ cuối. Bón lót ¾ lượng đạm hoặc có thể thay đạm bằng phân lân ngân với nước giải.

Chọn giống sạch bệnh để gieo trồng.

Thường xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá hành bị khô đầu lá hay bị lụi để hạnh chế bệnh phát sinh lan truyền.

Phun trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị sau: Phun Aliette 800WG (Hoặc Alimet 80SP), Score 250ND 0,3 – 0,5lít/ha, Ridomil 72WP, phun khi bệnh chớm phát sinh hoặc phun định kỳ 3 – 4 lần/vụ.

Phun phòng bằng Agrifos 400 hiệu quả cao nhất.

- Đã ứng dụng tại: tỉnh Thừa Thiên Huế 

- Tác động môi trường: Không tác động đến môi trường, sản xuất sạch hơn

- Tình trạng phát triển công nghệ: Công nghệ đang được sử dụng rộng rãi.

- Công nghệ đã đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ: Đã đăng ký nhãn hiệu số 324067 - năm 2019, mã vạch: VN4-0324067

- Đơn vị muốn cung cấp công nghệ: Có

- Hình thức chuyển giao: Chuyển giao công nghệ độc lập.

- Nhà nước cần bổ sung các cơ chế chính sách gì để thúc đẩy việc phát triển các tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao: Có chính sách hỗ trợ môi giới chuyển giao công nghệ phù hợp.

- Thông tin liên hệ:

+ Tên đơn vị: Đại học Nông lâm - Đại học Huế

+ Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế

+ Điện thoại: 0914.172891